Những món ngon đặc sản Mộc Châu
Dưới đây, Tour Du Lịch Miền Bắc sẽ giới thiệu đến các bạn xem Mộc Châu có đặc sản gì khi bạn du lịch đến nơi đây, đặc sản của Mộc Châu có gì đặc sắc hơn các vùng khác để bạn phải thưởng thức.
Khi nhắc đến cao nguyên Mộc Châu – Sơn La, khách du lịch ấn tượng về một nơi có những mùa hoa nở đẹp, khí hậu ôn hòa, ngọt ngào. Bên cạnh đó, khám phá nét văn hóa ẩm thực độc đáo của huyện miền núi rộng nhất vùng núi phía Bắc thuộc tỉnh Sơn La cũng là những trải nghiệm khó quên dành cho mỗi du khách.
1. Đặc Sản Thịt Trâu Gác Bếp
Thịt trâu gác bếp một trong những đặc sản Mộc Châu là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá.
Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Các kỹ thuật chế biến đều là bí quyết gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhất là độ ngọt của thớ thịt. Khi ăn đem nướng lại và xé ra thành sợi nhỏ để nhấm nháp cùng bia hoặc rượu ngô cay. Tuy nhiên, nếu không ăn quen bạn sẽ thấy lạ miệng với vị khói khá hắc và mặn của món ăn.
2. Bê chao
Nhiều người nói vui rằng nếu đến Mộc Châu mà chưa ăn bê chao thì chưa phải đã đến đây. Bê chao – một món ngon Mộc Châu làm say lòng du khách được làm từ con bê non, chọn phần thịt loại ngon, đầy đủ nạc, mỡ, bì và xắt thành từng miếng con chì, đem chần qua nước sôi để thịt bê bớt hôi sau đó ướp gia vị gồm sả, gừng, dầu hạt điều, sa tế… trong khoảng 5 đến 10 phút cho ngấm đều rồi chao qua dầu sôi. Bê chao phải ăn nóng mới thấy hết vị ngon của nó. Trút ra đĩa, mỡ vẫn còn riu riu sôi trên những miếng thịt. Chấm thịt ấy vào bát tương sánh vàng, điểm thêm chút gừng bằm nhỏ. Thịt vàng hườm, mềm và ngọt khó tả. Phần bì phồng lên lấm tấm trắng, khẽ cắn vào thì thấy giòn, nhưng nhai kỹ vẫn có một chút dai vương vấn.
3. Cá suối
Đặc sản Mộc Châu cũng thêm phong phú bởi món cá suối nướng. Cá suối nướng ở Mộc Châu là món ăn khoái khẩu của nhiều du khách bởi cá không bị tanh, tuy bé nhưng có thể ăn cả thịt lẫn xương và hương vị thì thơm nồng hấp dẫn. Sau khi rửa sạch, cá được mổ để vứt bỏ mật và ruột, sau đó ướp cùng mắc khén, rau thơm rừng, sả, ớt… và dùng thanh tre kẹp chặt, nướng trên than củi chừng 15 phút cho chuyển sang vàng ruộm là có thể dùng được.
4. Nậm pịa
Là một món ăn đặc sản Mộc Châu, Sơn La, nậm pịa khá đặc biệt bởi mùi vị và màu sắc. Không phải vị khách nào khi du lịch đến Mộc Châu cũng đủ dũng cảm để thưởng thức món ăn này, tuy nhiên đây lại là món ăn yêu thích của người dân vùng cao. Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non của bò hoặc dê. Khi ăn thường kèm với hoa chuối, lá bạc hà… Nậm pịa là mồi nhậu thứ thiệt cho phái mày râu ở bản cao trong các phiên chợ ngày lạnh.
5. Khoai sọ mán
Một loại khoai dẻo thơm được người Dao vùng cao nguyên Mộc Châu trồng từ lâu và được coi là một loại đặc sản rất lạ ở đây, một món ngon mộc châu mà bạn không nên bỏ qua.
Món khoai này thường được nấu với canh móng giò, xương sườn, nên rất hợp với dịp Tết. Thông thường khi gọt khoai, bạn nên gọt khô hoặc đi bao tay vào để tránh ngứa. Bổ củ khoai ra, bạn cũng nên rửa qua với nước muối loãng thì khoai bớt nhựa và khi nấu ăn sẽ không bị cảm giác bị ngứa trong cổ họng.
Ngoài ra, món khoai này còn có thể hấp, chiên như khoai lang, khoai tây ăn rất lạ miệng và hợp trong bữa cơm liên hoan ngày đầu năm mới.
6. Cải mèo
Rau cải mèo – đặc sản Mộc Châu ấn tượng nhất là cái vị đăng đắng ngăm ngăm vừa phải của nó. Đăng đắng qua rất nhanh để rồi khi qua đi, lại cảm nhận rõ thêm cái ngọt ngào, tươi non, mềm mại của rau; ngọt ngào, đậm đà của nước chấm. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu, đặc biệt thích hợp trong thời tiết mùa đông. Cải mèo Mộc Châu ngoài ăn luộc còn có thể dùng ăn lẩu, xào với thịt hun khói, thịt gà… món nào cũng đặc sắc và có hương vị riêng. Nhưng ăn luộc chấm mắm dầm trứng vừa bình dị mà lại giữ được nhiều hương vị của cây cải mèo Mộc Châu nhất.
7. Cá hồi
Cá suối nướng cũng nằm trong danh sách những món ăn ngon đặc sản ở Mộc Châu và là món ăn khoái khẩu của nhiều du khách bởi cá không bị tanh, tuy bé nhưng có thể ăn cả thịt lẫn xương và hương vị thì thơm nồng hấp dẫn. Sau khi rửa sạch, cá được mổ để vứt bỏ mật và ruột, sau đó ướp cùng mắc khén, rau thơm rừng, sả, ớt… và dùng thanh tre kẹp chặt, nướng trên than củi chừng 15 phút cho chuyển sang vàng ruộm là có thể dùng được.
8. Ốc đá Suối Bàng
Du lịch Mộc Châu du khách không nên bỏ qua việc thưởng thức đặc sản Mộc Châu – Ốc đá ở Suối Bàng. Ốc đá thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình trong những lớp lá dày hoặc nằm im dưới đất.
Những con ốc đá ở đây có hình dáng khá giống ốc núi bà Đen ở Tây Ninh. Chúng không phát triển theo chiều dọc như ốc nhồi, ốc bươu vàng mà theo chiều ngang, mình dẹp, to trung bình bằng hai đốt ngón tay, miệng loe ra có màu trắng sữa.
Ốc bắt về, người ta không xào ốc vì khi xào ốc ra nhiều nhớt ăn không ngon, mọi người thường nấu canh, hoặc đơn giản nhất là luộc với xả, ớt chấm mắm ớt. Con ốc khều ra quệt qua tí nước chấm bỏ vào miệng thấy cay cay đầu lưỡi, ốc chạm vào răng lại thấy giòn giòn, vị ngọt mát lan dần xuống cuống họng. Cái ngon ngọt, mát giòn của ốc đá là thế, không tanh mà còn có vị hăng, thơm của lá rừng…
9. Xôi ngũ sắc
Ở Mộc Châu, mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên vườn hoa đầy hương sắc. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Dao được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc – một trong những món ngon Mộc Châu. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm sôi vô cùng hấp dẫn.
10. Sữa bò non Mộc Châu
Những đàn bò Mộc Châu mang đến cho người dân nơi đây các sản vật hết sức đặc biệt, trong đó phải kể đến đặc sản Mộc Châu sữa bò tươi. Ai đã từng được uống sữa bò đẻ (sữa đầu chỉ có trong vài ba ngày) mới thực sự là hạnh phúc. Bởi không phải lúc nào cũng có bò đẻ. Nó là thứ sữa nhiều chất dinh dưỡng, béo, ngậy và rất thơm. Sữa tươi có thể uống bất kể lúc nào nhưng có lẽ thời điểm buổi sáng se lạnh là tuyệt nhất, mùi sữa nóng thơm phức, hương vị béo ngọt làm ta thấy vô cùng ấm áp và sảng khoái.